Ngựa Mông Cổ là một người bạn đồng hành gắn liền với lịch sử văn hóa của người dân tộc Mông Cổ. Ngựa là một giống loài được con người thuần phục đầu tiên trong khoảng 4.000 năm trước. Văn minh loài người đã có những bước tiến dài bắt đầu từ khi những chú ngựa đầu tiên được thuần hóa trên vùng thảo nguyên Lưỡng Hà. Từ thuở ban đầu đó cho đến nay, người Mông Cổ vẫn giữ nét văn hóa truyền thống gắn liền với nuôi ngựa.
Tầm quan trọng của ngựa
Ngựa dường như tham gia vào hầu hết trong quá trình phát triển của con người, khai hoang, làm nông nghiệp, chiến tranh mở rộng bờ cõi,…
Ngựa giúp cho con người di chuyển đến những vùng đất xa xôi, làm nên thay đổi kỳ diệu ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Văn hóa du mục được lan truyền đến những vùng núi Châu Á là nhờ loài vật này cả. Nó là phương thức di chuyển, là phương tiện để di chuyển đồ đạc, thậm chí là một nguồn dự trữ thực phẩm cho con người khi di chuyển đến những nơi xa.
Ngựa Mông Cổ gắn liền với lịch sử phát triển của người dân Mông Cổ
Thật khó lòng nghĩ đến cuộc sống của người dân trên thế giới nói chung và dân du mục Mông Cổ nói riêng, khi không có vó ngựa đồng hành. Ngựa chính là một nhân tố quan trọng làm nên nét đẹp văn hóa của dân du mục Mông Cổ, và hơn hết là góp phần làm nên thành công trong công cuộc mở rộng bờ cõi của Thành Cát Tư Hãn.
Người Mông Cổ rất xem trọng ngựa của mình. Họ đặt cho ngựa một vị trí trân trọng trong đời sống du mục của họ.
Ngựa Mông Cổ chính là người bạn đồng hành đầu tiên mà trẻ em Mông Cổ tiếp xúc. Người dân Mông Cổ truyền dạy cho con cháu họ cưỡi ngựa từ rất sớm, cũng do đó mà kỹ thuật cưỡi ngựa của họ đứng đầu thế giới. Họ luôn xem ngựa chính là khởi nguồn và là tương lai của họ, người dân Mông Cổ sẽ không thấy được tương lai nếu không có ngựa.
Để tuyên dương cũng như kỷ niệm văn hóa cưỡi ngựa, hàng năm tại đây diễn ra lễ hội lễ hội Naadam. Một lễ hội nghệ thuật dân gian thu hút nhiều sự quan tâm của du khách thế giới. Hàng nghìn con ngựa tốt được tập hợp để đua và người ngồi trên những con chiến mã này lại là những cô bé, cậu bé từ 5 đến 12 tuổi. Tùy vào độ tuổi của nhân vật tham gia mà có nội dung thi đấu khác nhau.
Ngựa Mông Cổ không giống như những con ngựa khác ở nhiều đất nước khác. Người phương Tây thường đặt tên cho ngựa giống với tên người, nhưng với người Mông Cổ họ gọi tên ngựa theo danh từ màu sắc. Và thật ngạc nhiên khi không có con nào có tên trùng với con nào cả.
Hình ảnh những kỵ binh trên lưng những con ngựa Mông Cổ cũng khác với hình ảnh các nước phương Tây. Phong cách cưỡi ngựa của người Mông Cổ là chỉ cầm cương bằng 1 tay, sử dụng bàn đạp yên ngựa ngắn hơn, và tất nhiên là kỹ thuật dã chiến trên lưng ngựa sẽ khác nhau rồi.
Từ lòng quý mến ngựa của mình mà người Mông Cổ còn sáng chế ra một loại dụng cụ nhạc cụ có tên gọi là Morin khuur (Mã đầu cầm). Bởi vì nó có hình đầu ngựa, và có 2 dây đặc biệt được làm từ lông đuôi ngựa. Đây là một biểu tượng của đất nước thảo nguyên, cũng là một trong những nhạc cụ quan trọng nhất được UNESCO đưa vào danh sách Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Âm thanh Morin khuur tạo ra như chính con người thảo nguyên nơi đây, phóng khoáng, mạnh mẽ như hình ảnh của người kỵ kinh mạnh mẽ vươn cung trên tiếng hí vang của ngựa. Với tính chất của tiếng đàn nên thường được đệm cho những bài trường ca mạnh mẽ ca ngợi vẻ đẹp bất tận của của thảo nguyên bao la và lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Không riêng Przewalski, đa số những giống ngựa ở mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng khắp thế giới. Do thời tiết nơi đây rất khắc nghiệt, mùa hè nóng bức có nhiệt độ lên tới 30 độ C, có khi có những đợt nắng hạn kéo dài. Vào mùa đông, nhiệt độ ở đây rất khắc nghiệt, lạnh rét và tuyết rơi có khi sang đến hè năm sau mới tan hết được. Do sinh ra và sống ở điều kiện khác nghiệt như thế, cùng với kỹ thuật thuần hóa của người Mông Cổ, ngựa Mông Cổ như một món quà quý giá mà người dân Mông Cổ may mắn có được.
Giá trị trong du lịch
Đáp ứng sự tò mò của du khách, nơi đây có một chương trình du lịch khám phá nét đẹp thảo nguyên bao la kết hợp với khóa học thuần dưỡng ngựa ngắn ngày.
Tham gia chương trình này quý khách sẽ được học cách thuần hóa loài ngựa ở đây và trải nghiệm cuộc sống một người dân du mục đích thực. Thông thường thì những người dân ở đây sẽ chọn cho du khách những con ngựa khoảng 2 tuổi, vì chúng còn nhỏ và dễ dạy bảo hơn những con ngựa trưởng thành.
Việc thuần hóa ngựa bắt đầu từ việc làm quen với nó, tìm hiểu thói quen sinh hoạt của nó, học cách chăm sóc và vỗ về nó để cả hai đều có tình cảm với nhau. Vơi những con ngựa được huấn luyện tốt có khả năng chăn cừu, hoặc có thể chạy khi không có chủ trên lưng điều khiển.
Có một số lưu ý đối với những du khách có ý định muốn chinh phục một chú ngựa Mông Cổ là: đừng nên mặc đồ sắc quá sặc sỡ, đừng mặc những chất liệu vải có thể phát ra tiếng sột soạt, nhất định phải mặc quần dài và theo bên trái để trèo lên lưng ngựa,….
Hy vọng bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời cùng với những chú ngựa Mông Cổ khi có cơ hội nhé. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về du lịch Mông Cổ hơn tại ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI MÔNG CỔ.