Mông Cổ – quốc gia châu Á, diện tích Mông Cổ thuộc hàng thứ 19 trên thế giới. Một quốc gia vẫn giữ trọn vẹn cho mình nét đẹp văn hóa truyền thống đẹp đẽ. Người ta luôn biết đến Mông Cổ là quê hương có những thảo nguyên bạt ngàn, những kị binh thiện chiến cùng một trang sử vàng mà Thành Cát Tư Hãn một tay tạo dựng.
Đôi nét về diện tích và dân số Mông Cổ
Mông Cổ là một quốc gia có diện tích rộng lớn với khoảng 1.564.116 km², diện tích Mông Cổ thuộc hàng 19 trong số những quốc gia rộng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, trái ngược lại với diện tích rộng lớn đó tì dân số Mông Cổ thuộc hàng thấp nhất thế giới. Dân số Mông Cổ chỉ khoảng 3 triệu người, trong đó có tới khoảng 45% người dân Mông Cổ sinh sống tại thủ đô Ulan Bator, và khoảng 40 % dân số còn lại vẫn duy trì nét văn hóa sống du mục trên thảo nguyên xanh. Mông Cổ là một trong những nước hiếm hoi có nền văn hóa du mục vẫn được duy trì trên thế giới.
Vùng đất Mông Cổ được xem là nơi bắt đầu nên văn minh nhân loại rất sớm, và bắt đầu thịnh vượng khi xuất hiện “con đường tơ lụa” cũng như khi diễn ra những cuộc chinh phạt với quy mô lớn của Thành Cát Tư Hãn. Chính con đường giao thương xuyên qua nhiều quốc gia đã giúp cho Mông Cổ mở rộng văn hóa, thu lại nhiều lợi nhuận cũng như đã vạch ra con đường giúp cho Thành Cát Tư Hãn thực hiện lý tưởng chinh phục thế giới của ông.
Ngày nay, tại bảo tàng lịch sử trung tâm của Mông Cổ có trưng bày những bằng chứng khảo cổ học cho thấy cuộc sống du mục của của người Mông Cổ đã hình thành rất sớm. Có những cỗ xe có niên đại lên đến hơn 2.000 năm trước công nguyên.
Diện tích Mông Cổ tuy rộng lớn, nhưng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cùng thổ nhưỡng không thích hợp trồng trọt, nên có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân người dân Mông Cổ đã hình thành nếp sống du mục từ rất sớm. Cũng sự hình thành văn hóa du mục này nên những cộng đồng người Mông Cổ ngày xưa có nhiều nhóm người sống khá biệt lập với nhau, họ phân chia thành nhiều sắc tộc. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Khalkha, người mông Cổ nói nhiều thứ tiếng khác, họ nói tiếng Nga rất thạo, đây cũng là ngôn ngữ phổ thông nơi đây.
Những điều thú vị từ Mông Cổ
Hiện nay, đối với nhiều người trên thế giới thì Mông Cổ vẫn là một quốc gia cần được tìm hiểu và khám phá nhiều hơn.
Để hiểu được Mông Cổ nhiều hơn mà không chỉ ngoài những thông tin đơn giản như vị trí địa lý, dân số Mông Cổ, diện tích Mông Cổ. Bạn phải làng thang trên những thỏ nguyên cùng người chăn thả gia súc, ngủ chung lều với những người bản địa, cùng ăn cùng uống với những gia đình nơi đây thì bạn mới thấy hết được nét đẹp trong văn hóa và đất nước Mông Cổ.
Thật ra, đất nước Mông Cổ này sẽ thích hơp hơn với những người có đam mê khám phá, đi tìm một thế giới khác với thế giới bộn bề ngoài kia. Đến với Mông Cổ bạn sẽ tìm được một mảnh bình yên bên vó ngựa cùng bước chân của người du mục. Bạn sẽ bị chìm đắm trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nhất, bao la nhất. Ăn những món ăn tươi ngon, nhảy những điêu nhảy xinh đẹp và tham gia những lễ hội sôi động đạm nét văn hóa truyền thống của người dân du mục.
Là một đất nước có rất nhiều lễ hội diễn ra trong năm, nhưng Naadam là lễ hội lớn nhất của Mông Cổ. Lễ hội này là một dịp để người dân bản địa so tài với nhau về nôi dung của 3 môn thể thao truyền thống là: Là bắn cung, đua ngựa và vật. Thời gian diễn ra lễ hội này là từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 7. Sở dĩ thời gian kéo dài như vậy là do tùy từng địa phương chọn ngày tổ chức khác nhau, tuy là cùng một tên gọi. Tại Thủ đô Ulan Bator, thì lễ hội Naadam sẽ được tổ chức trong 3 ngày của mùa hè.
Tới Mông Cổ, bạn sẽ thấy kiến trúc độc đáo và nhiều nhất là những cái lều lớn, hình tròn vô cùng độc đáo, người Mông Cổ gọi nó là “yurt”. Những lối thiết kế yurt này qua từng năm tháng mà trở nên rất phổ biến và không thể thiếu của người dân nơi đây. Từ ngày xưa, cuộc sống du mục của người dân Mông Cổ đã hình thành rất sớm, nên một “căn nhà” tiện cho việc nay đây mai đó lại có thể tránh mưa tránh gió là một điều rất cần thiết cho họ. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, hiện nay kinh nghiệm dựng yurt của họ rất phong phú, thành thạo. Họ truyền dạy lại cho con cháu họ những kỹ thuật này, cũng quan trọng giống như kỹ thuật cưỡi ngựa bắn cung của họ vậy.
Sự quan trọng của yurt còn thể hiện qua việc nó ảnh hưởng đến các kiến trúc tôn giáo tôn nghiêm khác như đền, chùa. Nếu quan sát chúng ta sẽ thấy được điểm đặc biệt của đỉnh mái yurt có 6 – 12 góc với các mái kiểu kim tự tháp để thích hợp với hình dáng tròn. Thiết kế này sẽ giúp cho việc mở rông khi cần thiết được ễ dàng hơn.
Trải nghiệm thú vị là khi bạn ở trong những yurt này thưởng thức những món ăn đặc sản của người bản địa. Những thực phẩm nay đây đa phần được làm từ thịt và sữa gia súc họ chăn nuôi. Trong đó có những món phổ biến như: Cừu nướng đá, thịt dê hầm đá, sữa chua Koumis, rượu sữa ngựa,…
Do điều kiện tự nhiên trên diện tích Mông Cổ không cho phép họ trồng trọt như những nước khác, nên trong bữa ăn của người Mông Cổ họ cũng rất ít dùng rau. Đây là một điều thú vị tiếp theo của Mông Cổ. bạn biết không, người Mông Cổ ăn thịt rất nhiều, nhưng họ vẫn tiêu hóa bình thường, sức khỏe vẫn rất tốt. Lý do nằm ở thịt gia súc của họ. Thay vì, đất đai trồng trọt, nhưng trên thảo nguyên của họ chỉ có thể là cỏ cho gia sức gặm. Nói là cỏ, thật ra nên gọi chúng là những thảo mộc thân mềm thì đúng hơn. Cỏ ở đây rất đa dạng chủng loài, cũng vì thế gia súc được chăn thả của họ trong thành phần thịt và sữa đã bổ sung giúp ho một lượng chất bằng với việc họ dùng rau ăn kèm. Đó là lý do vì sao nói thịt gia súc của họ rất ngon và bổ dưỡng hơn rất nhiều so với những nơi nuôi gia súc bằng thức ăn công nghiệp ở những nước khác.
Thủ đô và thành phố của Mông Cổ
Cuối cùng, chúng ta nói tới Ulan Bator, đây là thủ đô cũng là thành phố của đất nước Mông Cổ. Trong tiếng Mông Cổ, Ulan Bator là Ulaanbaatar, có nghĩa là “anh hùng đỏ”.
Thành phố này có độ cao là 1.310m so với mực nước biển. Thành phố nằm cạnh nơi hợp lưu của hai con sông là Tuul và Selbe, quanh đó là những dãy núi cao quanh năm phủ tuyết trắng. Đây là điểm đặt đầu não chính trị, kinh tế quan trọng của Mông Cổ, tập trung nhiều dân cư nhất.
Bởi là nơi hiện đại nhất của Mông Cổ nên nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc hiện đại, trong đó có bảo tàng Thành Cát Tư Hãn. Bảo tàng nổi bật với bức tượng Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa khổng lồ được dát kim loại bên ngoài trên mái bảo tàng. Bạn có thể leo lên điểm cao nhất ở đây đó là đầu của chú ngựa, nơi đây ban sẽ thấy bao quát thành phố và những thảo nguyên xanh miên man xa xa đó.
Bên trong bảo tàng chính là những thông tin cùng hiện vật về lịch sử hình thành và phát triển của người Mông Cổ, các tộc người tiền sử. Đặc biệt là bạn sẽ được hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như những chiến công chinh phạt nam bắc khuấy động 2 châu lục Á – Âu một thời.
Diện tích Mông Cổ rộng lớn bao nhiêu thì vẻ đẹp của đất cũng gần như trải dài bấy nhiêu. Đối với người dân thế giới, có thể đất nước này cần được khám phá và công bố nhiều thông tin hơn nữa. Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ không hối hận khi dành ra một chuyến hành trình để hiểu sâu sắc về nó đâu.
Bạn có thể tìm hiểu thông tin xin visa Mông Cổ tại ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI MÔNG CỔ.