Mông Cổ là một quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới, không giáp biển có diện tích lớn thứ 2, chỉ sau Kazakhstan. Với tổng diện tích rộng lớn nhưng dân số thưa thớt chỉ khoảng 3 triệu người vào năm 2007, có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai của Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Ulan Bator. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đang diễn ra ở quốc gia này nghe có vẻ vô lý nhưng là sự thật “những người phụ nữ Mông Cổ thành đạt đến mức không lấy được chồng”.
Phụ nữ Mông Cổ thành đạt đến mức không lấy được chồng
Vào những thập kỷ gần đây, những gia đình Mông Cổ chú tâm đến con gái nhiều hơn bằng cách họ đầu tư nhiều tiền bạc để gửi con theo học tại các trường ở thủ đô. Những bậc phụ huynh nghỉ rằng con gái sẽ chăm sóc cho họ tốt hơn khi về già.
Nhũng số khác nghĩ rằng phụ nữ cần phải có nhiều hiểu biết cùng các kỹ năng khác, vì chăm nom gia súc là công việc dành riêng cho đàn ông. Con trai phải ở nhà để trông coi đàn gia súc.
Khoảng cách giới tính ngược
Chính vì cách suy nghỉ của những bậc phụ huynh làm nảy sinh một xu hướng là “khoảng cách giới tính ngược” ở Mông Cổ. Rất nhiều phụ nữ hiện nay có trình độ cao hơn đàn ông. Họ có cơ hội tìm việc nhiều hơn đàn ông, và sống lâu hơn trung bình cả thập kỷ so với đàn ông.
Nhiều cô gái sau lựa chọn khi tốt nghiệp đại học ở lại thủ đô để làm việc và tìm bạn đời. Tỷ lệ hôn nhân ở Ulaanbaatar nằm mức báo động giảm từ 22,9/1.000 người xuống còn 8,9/1.000 người năm 2016, theo số liệu thống kê của nước này.
Vì sự thành đạt của mình mà các cô gái ở thành phố phàn nàn không tìm được người đàn ông tương xứng. Một nửa số 3 triệu dân của Mông Cổ sống ở thành phố, số lượng phụ nữ vẫn vượt số đàn ông ở mức kỉ lục là 60.000 người. Tại các trường đại học và công sở, số lượng phụ nữ luôn nhiều hơn hẳn so với đàn ông.
Do vậy, đàn ông ở quốc gia này trở nên “đắt hàng”. 40% đàn ông ở thành thị ở độ tuổi trên 15 đã kết hôn, trong khi đó phụ nữ là 32%.
Nhiều cô gái thành đạt và có học thức ở Mông Cổ bế tắc trong việc tìm chồng
Những cô gái phải đối mặt với sự ép rất lớn về văn hóa, vì vừa phải có sự nghiệp, vừa phải kết hôn trước tuổi 29, hoặc có thể sớm hơn thì càng tốt. Với phụ nữ lớn tuổi hơn, con số này thay đổi. Zola, một nhà kinh tế 39 tuổi, dành phần lớn những năm tháng thanh xuân của mình để tìm bạn đời từ khi về nước sau khi du học về nước. Cô đã thử đến các sự kiện tổ chức dành cho hẹn hò và được bạn bè mai mối. Thậm chí cô còn tìm đến gặp pháp sư một lần để nhờ giúp đỡ. Gần đây, cô quyết định hạ tiêu chuẩn chọn đàn ông của mình.
Trích lời Zola :”Giờ tôi nghĩ chỉ cần một người quan tâm và chấp nhận tôi. Tôi không tìm kiếm người có tiền hay bằng cấp cao, không cần phải thành đạt, chỉ cần người ấy tốt bụng, biết lắng nghe và chăm sóc tôi. Thế là đủ”.
Một khảo sát của World Bank vào tháng 3 cho hay, đàn ông ở quốc gia này độ tuổi 20 thường cho rằng phụ nữ tham vọng hơn đàn ông, điều này khiến họ không thấy hấp dẫn . Một số thắc mắc vì sao phụ nữ lại đầu tư quá nhiều cho học hành nhiều đến vậy, vì đó là nguy cơ cao cho việc không thể tìm nổi chồng.
Bulganchimeg Gantulga, một sinh viên 19 tuổi học khoa học chính trị, chia sẻ rằng những chàng trai ở tuổi cô luôn huýt gió khi thấy những cô nàng mặc váy ngắn. Những người này, kể cả bạn cùng lớp của cô đều hưởng ứng về quyền bình đẳng giới hoặc quyền của người đồng tính. Cô đang nghĩ đến việc sẽ không kết hôn. “Khi đàn ông không tôn trọng phụ nữ, đương nhiên khi làm chồng họ cũng sẽ thế”, cô nói.
Nhiều người đàn ông bị mất việc làm trong quá trình tư nhân hoá những công ty nhà nước vào những năm 1990. Đến nay tình trạng này vẫn chưa được phục hồi. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tập trung vào phụ nữ hơn là người đàn ông, xu hướng nghiện rượu và thất nghiệp ở đàn ông có tỉ lệ ngày càng tăng.
“Phụ nữ coi thường đàn ông ở Mông Cổ vì họ quá tụt hậu. Không cô gái nào muốn sống với một chàng trai bất lịch sự và ít học. Mặc khác, đàn ông cũng cảm thấy phụ nữ đang tìm kiếm những người giàu có hơn và có trình độ hơn”, chủ tịch Hiệp hội Đàn ông của tỉnh Govisümber chia sẻ.
Những cô gái chưa chồng ở Mông Cổ còn bị kỳ thị, khiến việc hẹn hò trở nên càng khó hơn. Vào dịp tết khi gia đình sum họp, những vấn đề về việc lấy chồng luôn là vấn đề. “Cứ như người độc thân thì đáng phê phán vậy”, tâm sự của Solongo Bold, một bà mẹ đơn thân 2 con làm việc cho một công ty mỏ.
Ngoài ra họ còn phải đối mặt với một văn hóa bảo thủ trong việc hẹn hò. Thay vì việc gặp các quán bar hay câu lạc bộ, thanh niên độc thân thường gặp nhau trên Facebook, Instagram để chat. Nắm bắt đều này các quán bar, câu lạc bộ ở Ulaanbaatar bắt đầu tổ chức các buổi hẹn siêu tốc, nhưng nhiều người ngại tham gia. Thay vì đó, họ tổ chức các buổi tiệc kết đôi và ghép cặp một cách ngẫu nhiên, 60% số người tham dự là phụ nữ.
Anna Battulga, một cô gái 25 tuổi vừa tốt nghiệp ngành nhân sự chia sẻ việc hẹn hò đã khác nhiều so với thời cha mẹ cô gặp nhau những năm 1980. Cô muốn gặp gỡ trên Facebook, Instagram hoặc ứng dụng hẹn hò Tinder. Vì trên các trang mạng xã hội cô có thể lướt qua hồ sơ của các chàng trai, bỏ qua người nước ngoài và những người đăng ảnh ngang. Số người dùng ứng dụng hẹn hò cao hơn nhiều trong những năm gần đây.
Nếu bạn nói với một người phụ nữ Mông Cổ “Tri kỷ đang chờ bạn trên con đường bạn đi”, cô ngập ngừng rồi nói: “Tôi nghĩ đó là điều phi thực tế”.