Nghị định 28/2016/NĐ-CP được ban hành với mục đích sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn về Quỹ bảo trì đường bộ. Theo nghị định 28/2016/NĐ-CP đối với các loại phương tiện như: môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (xe máy) đã không còn nằm trong diện phải đóng phí sử dụng đường bộ như quy định trong Nghị định 56/2014 và Nghị định 18/2012.
Những phương tiện giao thông được miễn phí đường bộ từ ngày 5/6?
Ngày 5/6/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định bãi bỏ việc thu phí sử dụng đường bộ đối với phương tiện: xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và những loại xe tương tự (xe mô tô).
Theo Nghị định 28/2016/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành vào ngày 5/6/2016, xe mô tô sẽ không nằm trong diện phải nộp phí sử dụng đường bộ. Phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm dựa trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ-moóc, sơ mi rơ-moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (xe ô tô).
Đây là nội dung chính tại Nghị định 28/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về vấn đề Quỹ bảo trì đường bộ.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn chế độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ, quy định cụ thể kỳ kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ (theo tháng, quý, năm, kỳ đăng kiểm) đối với xe ô tô cho phù hợp với từng đối tượng có nghĩa vụ nộp phí.
Từ tháng 8/2014 nghị định 56 có hiệu lực, trong đó khoản 2 điều 1 của Nghị định quy định phí sử dụng đường bộ thu được đối với mô tô sẽ được nộp vào ngân sách địa phương để đầu tư vào hệ thống đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới và bổ sung vào quỹ địa phương.
Trong quá trình triển khai việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy đã có nhiều tỉnh thành dã phản ánh chính sách bở xuất hiện nhiều bất cập, hạn chế. Trong khi, việc thu phí phụ thuộc chủ yếu vào ý thức tự giác của mỗi công dân trong khi công tác tuyên truyền, vận động còn gặp nhiều hạn chế. Đặc biệt là chưa đưa ra được giải pháp triệt để khắc phục tình trạng cố tình không nộp phí. Chính vì vậy, việc thu phí sử dụng đường bộ xe máy đạt hiệu quả thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Trên cơ sở kiến nghị của các Bộ ngành, địa phương, trong phiên họp thường kỳ vào tháng 9/2015, Chính phủ đã thông qua ý kiến tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy từ đầu năm 2016.
Nội dung nghị định 28/2016/ND-CP:
CHÍNH PHỦ ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 28/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2014/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2014 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 18/2012/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 3 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.
Điều 1. Sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ như sau:
- Khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ được sửa đổi như sau:
“1. Phí sử dụng đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là xe ôtô).”
- Bãi bỏ Khoản 2, Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
- Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ được sửa đổi như sau:
“3. Hướng dẫn chế độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ, quy định cụ thể kỳ kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ (theo tháng, quý, năm, kỳ đăng kiểm) đối với xe ô tô cho phù hợp với từng đối tượng nộp phí.”
- Bãi bỏ Khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2016.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
· Ban Bí thư Trung ương Đảng; · Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; · Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; · HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; · Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; · Văn phòng Tổng Bí thư; · Văn phòng Chủ tịch nước; · Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; · Văn phòng Quốc hội; · Tòa án nhân dân tối cao; · Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; · Kiểm toán Nhà nước; · Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; · Ngân hàng Chính sách xã hội; · Ngân hàng Phát triển Việt Nam; · Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; · Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; · VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; · Lưu: VT, KTN (3b). pvc |
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNGNguyễn Xuân Phúc |