Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày Quốc khánh 2/9 là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra tại quảng trường lịch sử Ba Đình, trước cuộc mít tinh của đông đảo nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với đồng bào cả nước và trên toàn thế giới, khai sinh Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngài khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xit mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!…. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Bối cảnh lịch sử ngày 2/9

Sau sự thành công vang dội của cách mạng tháng Tám, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử Lê Đức Thọ đến đón Hồ Chí Minh từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và nghỉ ở thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (hiện nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Sau đó, Hồ Chí Minh về ở căn gác số 48, Hàng Ngang mỗi ngày đến làm việc tại nhà số 12 phố Ngô Quyền đây là trụ sở của Chính phủ lâm thời. Từ ngày 28 đến 29 tháng 8, Hồ Chí Minh dành phần lớn thời gian để soạn viết ra bản Tuyên ngôn độc lập.

Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Việc chọn ngày 2/9 làm ngày Quốc Khánh.

Sau ngày 19 tháng 8, Hồ Chí Minh và những cộng sự bàn bạc việc chọn ngày ra mắt quốc dân để đọc Tuyên ngôn độc lập. Có rất nhiều ý kiến, Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh dẫn lời kể của Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng, một nhân chứng trong thời điểm đó rằng: ông Vũ Đình Tụng, bác sĩ riêng của Hồ Chí Minh và cũng là một giáo dân Công giáo, đã có đề xuất lấy ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hồ Chí Minh hỏi tại sao thì ông Tụng giải thích: ngày 2 tháng 9 là ngày Chúa Nhật kính những vị tử đạo Việt Nam, là lễ trọng nên giáo dân đều đi dự lễ, thời đó chỉ có phía Công giáo mới có các đoàn thể với áo quần đồng phục, đội ngũ chỉnh tề nên dễ vận động đồng bào Công giáo tham gia mít-tinh sau khi tan lễ.

Sau đó, Hồ Chí Minh cho người liên lạc với tòa giám mục Hà Nội. Đến ngày 22 tháng 8, Hồ Chí Minh đi đến thăm Nhà thờ lớn Hà Nội. Ở đây, khi thấy giáo dân đang chuẩn bị cờ, hoa trang trí nhà thờ, chuẩn bị mừng lễ những vị tử đạo Việt Nam vào ngày 2 tháng 9 sắp đến, Hồ Chí Minh suy nghĩ một lúc rồi nói: “Tôi sẽ làm cho ngày đó thêm ý nghĩa nữa”. Chắc hẳn ý tưởng này đã đưa đến việc ngài chọn ngày 2 tháng 9 là ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Vào chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, có hơn 50 vạn người dân Hà Nội đã tụ họp tại quảng trường Ba Đình để chào mừng sự thành lập chính phủ mới. Thay mặt cho toàn thể chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, chương 1, điều 13, mục 4 khẳng định: “Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945”.

Ngày Quốc khánh đầu tiên của Việt Nam (02/09/1945)

NGÀY QUỐC KHÁNH Ở HÀ NỘI

Buổi lễ diễn ra vào 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở những thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ hai mươi lăm phút khi phải đi xuyên qua những đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước đi vội lên khán đài. Trong khi hầu hết các đồng sự của ngài trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng Bác lại chọn mặc bộ đồ khaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng. Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước đến micro giới thiệu Hồ Chí Minh, những tiếng hô vang dội của đám đông “Độc lập! Độc lập!” Ngày vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Với chất giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, Hồ Chí Minh lúc đó bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Mối liên kết và sự thể hiện lòng tôn trọng đối với người dân mà trước đây chưa từng có vị quân vương Việt Nam nào trong lịch sử thể hiện được tạo ra khi ngài có những tương tác với quần chúng khi ông hỏi: “Đồng bào có nghe rõ không?” và đám đông đồng thanh hô vang “Rõ!”.

Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành lại thông qua sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Ông cảnh báo rằng người Việt “kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”. Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Cuối cùng, trước khi buổi lễ kết thúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!” Buổi lễ kết thúc bằng việc đoàn người có tổ chức tại quảng trường sau đó diễu hành trên phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và hòa nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.

NGÀY QUỐC KHÁNH Ở SÀI GÒN

Do sự hạn chế về phương tiện kỹ thuật thông tin nên những diễn biến ở Hà Nội không được đưa đến Sài Gòn nhưng từ bài diễn văn ứng khẩu của Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu, nhân dân tại miền Nam nói chung và nhân dân Sài Gòn nói riêng củng đã thể hiện lòng quyết tâm ủng hộ cách mạng, ủng hộ mặt trận Việt Minh, bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam.

Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Lễ đài lễ độc lập 2-9-1945 của Sài Gòn nằm trên đường Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn), ngay phía sau nhà thờ Đức Bà. Hầu hết người dân Sài Gòn đều đổ xô ra đường, một biển người chưa từng xuất hiện ở thành phố này. Cờ rợp trời: cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, cờ các nước đồng minh, cờ của các đoàn thể. Khẩu hiệu được giăng đầy các con đường lớn: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!”, “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Độc lập hay là chết!”… bằng năm thứ tiếng: Việt, Pháp, Nga, Hoa, Anh.

Lễ độc lập cử hành vào 14 giờ chiều đúng vào giờ ở Hà Nội. Nhưng từ 12 giờ trưa, dưới mặt trời đứng bóng, các đoàn thể dân chúng, các toán dân quân từ trong những trụ sở ở Châu Thành, từ các vùng ngoại ô ồ ạt kéo về đại lộ Cộng Hòa (tức đại lộ Norodom vừa đổi tên) tập trung phía sau nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ được bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, ca khúc Tiến quân ca của Văn Cao vẫn chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc, nhạc của Lưu Hữu Phước.

Nửa giờ trôi qua việc tiếp sóng vẫn không thành công dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao. Một số người cảnh giác đặt ra nghi vấn: phải chăng có kẻ đã phá hoại? Mặc dù nghi vấn không có cơ sở, nhưng trong bối cảnh lúc đó nó vẫn thuyết phục được nhiều người. Nhưng rồi người ta mới biết lý do của sự cố này: đài phát của ta quá yếu, máy thu của ta quá cũ, thời tiết chiều hôm ấy lại xấu.

Để trấn an tinh thần của quần chúng, ban tổ chức buổi lể đề nghị ông Trần Văn Giàu phát biểu. Ông Trần Văn Giàu suy nghĩ vài phút, ghi vội mấy ý chính lên giấy, rồi bước lên lễ đài. Lúc đó, những nhà báo chưa sử dụng máy ghi âm nên ghi lại bài diễn văn bằng phương pháp tốc ký để công bố toàn văn trên các trang báo xuất bản ở Sài Gòn ngày hôm sau.

ông Trần Văn Giàu tuyên bố một đổi thay lớn nhất trong lịch sử đất nước sau Cách mạng Tháng Tám: “Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống”. Nhưng cuộc hồi sinh của dân tộc đang bị kẻ thù đe dọa: “Kẻ địch toan tính một cuộc âm mưu gác lại ách nô lệ trên cổ 25 triệu đồng bào… Chúng tôi đã nắm được bằng cớ chắc chắn là họ toan dùng võ lực thình lình lật đổ chính phủ dân chủ cộng hòa để đặt lại một quan toàn quyền như thuở trước”.

Do đó, ông mong đồng bào hãy đề cao cảnh giác: “Mừng thắng lợi, nhưng đồng bào chớ say sưa vì thắng lợi. Bởi vì Việt Nam yêu quí của chúng ta đương gặp một tình cảnh nguy nan. Không khéo lo, nước ta dân ta có thể bị tròng lại ách nô lệ”.

Ông Trần Văn Giàu hỏi tất cả những người dự lễ: “Đồng bào ở đây có ai thừa nhận một quan toàn quyền cai trị xứ ta không? Có ai chịu bó tay để cho chế độ thực dân – ra mặt hay giấu mặt – trở lại không?”. Sau những câu hỏi của ông, hàng triệu người đồng thanh đáp lại: “Không! Không! Không!” vang dội một góc trời.

Tiếp sau ông Trần Văn Giàu lặp lại những điều đã nói với đại diện chính phủ của Pháp:

“Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng ký kết với Cộng hòa Pháp những hiệp ước cộng tác về kinh tế, về văn hóa, luôn về binh bị nữa, nếu Pháp công khai thừa nhận quyền độc lập của chúng tôi…Thay mặt hàng triệu người dân Nam bộ, ông nói lên quyết tâm bảo vệ tổ quốc: “Chúng ta thề cương quyết đứng bên cạnh chánh phủ, chống mọi sự xâm lăng, dầu chết cũng cam lòng”.

Ông kết thúc bài diễn văn bằng lời kêu gọi tất cả: “Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!… Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!”.

Những hoạt động chính vào ngày Quốc khánh 2/9

Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thường tổ chức bắn pháo hoa vào dịp lễ Quốc khánh của cả nước. Vào năm 2016, chỉ có TP.HCM bắn pháo hoa tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (tầm thấp) và tại hầm vượt sông Sài Gòn (tầm cao). Ngoài ra UBND thành phố phát động tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm kỷ niệm Ngày Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 diễn ra lúc 7h30 ngày 31/8 trên đường Nguyễn Huệ và đường Đồng Khởi, lễ dâng hương, dâng hoa đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng,…

Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày lễ Quốc khánh mỗi năm đều diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm, giải trí nghệ thuật thu hút rất nhiều người do đây là kì nghỉ lễ lớn và quan trọng đối với Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *