Bởi vì vị trí địa lý nằm vở vùng Trung Á, giáp ranh giới với Nga cùng Trung Quốc, đây được xem là khu vực hẻo lánh và bí ẩn nhất thế giới. Mông Cổ ngày nay mang nét bí ẩn này làm khơi gợi lòng hiếu kỳ cũng sự ngưỡng mộ cái đẹp đối với du khách trên toàn thế giới đến Mông Cổ du lịch.
Với nhiều người khi đến với Mông Cổ, nơi đây không chỉ có vẻ đẹp bao la mênh mông của những thảo nguyên bạt ngàn, vó ngựa xông pha trên nền thời tiết khắc nghiệt, hay vẻ đẹp phóng khoáng trong nét sống du mục mà người dân nơi đây mang lại. Mà Mông Cổ ngày nay còn thu hút nhiều người bước chân đến vùng đất này cũng bởi sự tò mò xen lẫn ngưỡng mộ với vị quân sự lỗi lạc tài ba, Thành Cát Tư Hãn – Thiết Mộc Chân kia.
Những người du mục còn lại trên thảo nguyên xanh
Bầu trời sẽ trong vắt một màu xanh biếc, nếu vào một buổi chiều đầu tháng 8 trời trong và bạn đang dạo bước trên thảo nguyên mang một màu xanh mãnh liệt sức sống của cỏ, vùng đất mà nhiều người mong muốn tìm đến – Mông Cổ.
Mông Cổ ngày nay dù đã bước vào một thế kỷ mới, thời đại công nghệ mở ra. Nhưng Mông Cổ vẫn là một khung trời bình dị, thân thương cùng những tràng thảo nguyên xanh tươi màu cỏ. Mỗi khoảng trời, mỗi dòng chảy của sông, trên màu xanh biết bạt ngàn đó luôn ánh lên sự bình yên và hạnh phúc.
Bên cạnh đó còn một vẻ đẹp hoang sơ cháy bỏng của sa mạc Gobi, những cồn cát khổng lồ, những ốc đảo đẹp mê hồn giữa lòng sa mạc nắng cháy.
Nếu bạn chưa đến bạn sẽ không thể nào tưởng tượng được vẻ đẹp ảo diệu mà phong cảnh thiên nhiên nơi đây có được. Bạn có biết, một trong những đặc sản của Mông Cổ chính là hoàng hôn. Bởi vì Mông Cổ nằm gần cực Bắc, nên vào mùa hè, mặt trời buông dần vào đêm nhưng đến tận 10 giờ tối thì mới hoàn toàn khuất bóng. Vì thế vào buổi chiều tối, cảnh hoàng hôn nơi đây những vùng sáng tối đan xen đẹp như tranh vẽ, hòa cùng thảo nguyên mênh mông hay khung cảnh những đồi cát khổng lồ đều là những nét họa như dệt hoa lên gấm cho khung cảnh hoàn mỹ này.
Đa phần đất đai của người dân Mông Cổ là đồng cỏ, thích hợp với chăn nuôi hơn là trồng trọt. Thêm điều kiện khác nghiệt của thời tiết, nên từ xưa Mông Cổ đã theo hình thức du mục để sinh sống, và nét văn hóa truyền thống trong lối sống ấy vần truyền lại cho đến tận nay.
Mông Cổ ngày nay được công nhận là một trong những nơi cuộc sống du mục còn xót lại trên thế giới. Người dân địa phương họ thường sống di cư theo mùa và theo nhu cầu của gia súc.
Với điều kiện thời tiết ngày một khắc nghiệt trong khi tình trạng biến đổi khí hậu vẫn đang diễn ra cách mạnh mẽ. Một số người dân du mục Mông Cổ còn bám trụ lại trên thảo nguyên, họ vẫn đang cố gắng từng ngày, dành nhiều thời gian và tâm quyết của họ cho đồng cỏ, để tránh được tình trạng sa mạc hóa và không còn nguồn tài nguyên cho gia súc cùng cuộc sống sau này của con cháu họ.
Nhìn chung thì cuộc sống của người dân Mông Cổ ngày nay không khác nhiều lắm với cuộc sống du mục của tổ tiên họ ngày xưa. Nhưng theo tiến trình phát triển của xã hội, trong những túp lều của họ dần dần đã có tivi, xe máy, điện thoại, họ dùng tấm pin năng lượng măt trời ban ngày hấp thu để có thể sử dụng những dụng cụ chạy bằng điện.
Trải nghiệm lều Yurk
Nếu đã đi một chuyến đên thảo nguyên xa xôi này thì nhất định phải một lần trải nghiệm cảm giác ngủ ở lều người dân bản địa, cảm nhận được cả thảo nguyên bao la đang như ôm trọn mình vào lòng.
Kỹ thuật dựng lều của người dân du mục nay đây mai đó thì không cần bàn cãi. Chính cuộc sống du mục lâu đời được truyền từ nhiều thê hệ đã đúc kết cho họ những kinh nghiệm phong phú và tuyệt vời.
Nhưng ngày nay do nhu cầu phát triển, nhiều người dân đã từ bỏ cuộc sống du mục để lên thủ đô sinh sống. Những căn nhà truyền thống như thế này cũng chỉ còn ở những vùng quê hẻo lánh, hay là ý tưởng cho những công trình kiến trúc lớn và hiện đại.
Nét ẩm thực địa phương
Người ta thường nói, muốn biết rõ văn hóa của một vùng đất nào đó, thì không chỉ là tìm hiểu về con người hay lịch sử của họ mà phải nếm thử những món ăn truyền thống có trong mỗi bữa ăn của họ.
Khá ấn tượng là món “Mutton Kebabs” – đây là một niềm tự hào của người dân Mông Cổ. Món ăn này chỉ cần cho một tí muối lên thịt đã thái mỏng rồi xiên cùng rau củ. Vị ngọt mặn của thịt cùng vị ngọt thanh đầu lưỡi của rau củ làm cho thực khách cứ nhớ mãi không quên.
Tiếp theo là “Khuushur”, đây là một món ăn đường phố với lịch sử có mặt khá lâu đời ở Mông Cổ. Loại bánh rán này gần giống với bánh bao, cùng có lớp vỏ bằng bột cán mỏng, bên trong là nhân đầy đặn.
Bên cạnh đó, còn một món bạn nhất định phải thử, đó là món súp thịt cừu – “Guriltai Shul”. Món ăn này thường được dùng kèm với mì và rau. Vị súp hơi chua, béo ngậy và thơm phức.
Kinh nghiệm du lịch Mông Cổ
- Thời điểm tốt để có chuyến đi đẹp: Mông Cổ ngày nay thường được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất từ tháng 6 đến giữa tháng 9 của năm. Các tháng hè, thời tiết nơi đây rất dễ chịu, cũng là thời gian diễn ra lễ hội truyền thống Naadan đặc sắc. Nên thời gian này chính là cao điểm của mùa du lịch Mông Cổ.
- Nhất định phải trải nghiệm qua: Ngủ lều Yurk, thử tài cưỡi ngựa bắn cung, ghé thăm tu viên Phật giáo Gandan, thưởng thức màn trình diễn văn hóa dân gian “Wonders of Mongolia”.
- Chú ý thời tiết: Mùa đông ở Mông Cổ bắt đầu từ tháng 11 cho tới tháng 2, từ tháng 3 cho tới giữa tháng 5 là mùa xuân bắt đầu, mùa hè từ giữa tháng 5 cho tới cuối tháng 8, mùa thu thì bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 10. Trong 4 mùa này, thời tiết luôn có sự khác nhau vô cùng lớn.
- Wifi và internet: Bạn có thể mua sim tại Thủ đô Ulaanbaatar để sử dụng internet. Tuy là giá sim ở đây cũng phải chăng và dễ mua nhưng tín hiệu lại không quá ổn định khi bạn di chuyển ra khỏi trung tâm thành phố.
- Xin visa Mông Cổ: Bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ làm visa bao gồm: đơn xin visa, ảnh 3x4cm thời hạn chụp gần nhất, vé máy bay, lịch trình du lịch của bạn và hóa đơn đã đóng phí nộp visa tại ngân hàng. Nếu bạn xin visa tại TP.HCM, mức phí là 65USD, tại Hà Nội là 25USD.
Những thông tin trên đã đủ hấp dẫn bạn xách ba lô lên để làm một chuyến hành trình khám phá Mông Cổ ngày nay lẫn lịch sử ngày trước chưa nào? Hãy lên kế hoạch và đi thôi.
Bạn cũng có thể tìm thêm thông tin về visa và du lịch Mông Cổ tại ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI MÔNG CỔ.