Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội viế (LĐ-TB-XH) mới đây vừa đề xuất dự thảo nghị định quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Luật Lao động dành cho lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam
Bộ LĐ-TB-XH cho biết theo Nghị định số 11 được ban hành vào ngày 3-2-2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều khoản của Bộ Luật Lao động dành cho lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam về cơ bản đã tạo nên khung pháp lý đồng bộ, kịp thời, điều chỉnh quan hệ lao động với người lao động nước ngoài nhanh chống đưa nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi để những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tuyển dụng những đối tượng lao động người nước ngoài vào làm việc, đồng thời giúp cho công tác quản lý NLĐ nước ngoài dễ dàng và chặt chẽ hơn, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý NLĐ nước ngoài trên toàn đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 11 nêu trên thì gặp một số vướng mắc phát sinh được nhiều cơ quan, tổ chức kiến nghị, chi tiết như sau: Quy định về những đối tượng người sử dụng lao động nước ngoài chưa đầy đủ, dự kiến bổ sung đối tượng người sử dụng lao động nước ngoài là các văn phòng đại diện, chi nhánh cơ quan, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động. Quy định đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia chưa thật sự phù hợp đối với trường hợp người nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao vào làm việc tại Việt Nam.
Ngoài ra quy định thời gian cung ứng lao động tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức tại địa phương đưa ra cho nhà thầu chưa thích hợp vì nhiều nhà thầu có nhu cầu tuyển số lượng lao động ít ( thường dưới 100 người) nhưng vẫn phải đợi thời gian cung ứng dài (1 tháng).
Quy định người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động, kể cả người nước ngoài làm việc với thời hạn ngắn gây rất nhiều khó khăn và không có tính thực tế. Việc chuẩn bị giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gây mất nhiều thời gian trong khi thời gian làm việc lại rất ngắn. Quy định người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam dưới 90 ngày không thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ không phù hợp với thực tế vì rất khó để xác định được thời hạn làm việc cộng dồn của người lao động nước ngoài, dễ tạo kẽ hở để NLĐ nước ngoài làm việc không đúng theo quy định tại Việt Nam.
Quy định việc xác nhận người lao động nước ngoài không nằm trong diện cấp giấy phép lao động chưa thực sự phù hợp với đối tượng lao động người nước ngoài để xử lý những sự cố, tình huống khẩn cấp, phát sinh hoặc người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngắn hạn. Quy định về giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động chưa phù hợp, nhất là trong trường hợp người lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao hay NLĐ nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc thù thì cơ quan cấp giấy phép lao động hiện nay chưa thật sự phù hợp và chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Quy định về những trường hợp được xét duyệt cấp lại giấy phép lao động chưa phù hợp. Một số trường hợp cần chuyển sang gia hạn giấy phép lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019 và phù hợp với tình hình thực tế.
Chính vì vậy, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đưa ra đề xuất dự thảo Nghị định quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm khắc phục những mặc còn hạn chế như trên.