Mông Cổ được ví như một bức tranh du mục tuyệt đẹp với những nét chấm phát phóng khoáng của thiên nhiên từ những thảo nguyên bạt ngàn, những con người lang bạt, những đàn ngựa xông pha sương gió, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh sơn dã đầy đủ và hấp dẫn về vùng đất và con người Mông Cổ.
Table of Contents
Có một Mông Cổ như thế của Thành Cát Tư Hãn
Có một câu nói rất hay của Thành Cát Tư Hãn – Thiết Mộc Chân về người dân của ông thế này:
“Chinh phục được thế giới trên lưng ngựa là chuyện dễ, nhưng giữ vững được lãnh thổ mới là điều khó”
Một câu nói đã gợi cho chúng ta về bức tranh lịch sử của người Mông Cổ. Với tài năng vốn có của mình, cùng ý chí chinh phục lãnh thổ, hình ảnh những chiến binh Mông Cổ ngồi trên lưng ngựa vung cung tên xé gió, dưới sự lạnh đạo của nhà quân sự lỗi lạc Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất các bộ lạc vùng Đông Bắc Á, kết thúc hàng ngàn thập kỷ giao tranh.
Không thể không kể đến chiến công và tham vọng cũng như tầm nhìn xa rộng của nhà quân sự lỗi lạc Thành Cát Tư Hãn. Với số người dân thưa thớt ban đầu của mình ông đã chinh phục và xây dựng một đế quốc hùng mạnh cho mình, chinh phục gần 31 triệu km2 lãnh thổ, thẳng một đường qua Châu Á khuấy động cả trời Trung Đông và Châu Âu. Khiến ai nhắc đến cũng phải vừa kinh sợ vừa ngưỡng mộ.
Cuộc sống của người Mông Cổ khởi nguồn từ tập tính du mục. Cũng chính số mệnh lang bạt đó đã tôi luyện một Thiết Mộc Chân ý chí cứng rắn, kiên định, tài giỏi cùng tham vọng to lớn.
Ông là một vị vua vĩ đại trong lòng người Mông Cổ, người đã đưa những người dân du mục trên thảo nguyên bao la bước lên trên con đường thống lĩnh thế giới. Dù đế quốc Mông Cổ hùng mạnh đã qua đi, nhưng văn hóa du mục của người dân nơi đây vẫn như một hòn ngọc quý sáng đẹp giữa thảo nguyên bao la.
Vùng đất của bầu trời xanh vô tận
Sở dĩ gọi Mông Cổ là vùng đất của bầu trời vì nơi đây có hơn 250 ngày nắng trong năm, bầu trời uôn trong xanh trải nắng rộng trên thảo nguyên xanh mướt. Người Mông Cổ rất tự hào khi gọi đất nước họ là vùng đất của bầu tời xanh vô tận.
Mông Cổ là một trong rất ít những đất nước lưu giữ và duy trì được văn hóa du mục cho đến tận ngày nay. Theo ước tính thì có khoảng 30% dân số Mông Cổ là dân du mục. Cuộc sống của họ trên thảo nguyên là chăn thả gia súc và di chuyển đến những nơi có điều kiện sống tốt hơn.
Lãnh thổ Mông Cổ rất rộng lớn, được xếp thứ 19 trong danh sách những đất nước có diện tích rộng lớn nhất thế giới. Diễn tích đất bao la như thế nhưng dân số Mông Cổ chỉ vỏn vẹn 3 triệu dân.
Bởi vì rộng lớn như thế nen khi di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, rất tốn thời gian. Đôi khi suốt hành trình, chỉ có đàn gia súc làm ban bên cạnh.
Địa hình của Mông Cổ phần lớn là những thảo nguyên bao la bất tận, đôi khi xen kẽ là hồ nước, hẻm núi, cồn cát hay vách đá suốt trên đường đi.
Hành trình đi tìm chữ ‘tồn’ của người Mông Cổ
Người ta vẫn luôn suy nghĩ đến lý do cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Thành Cát Tư Hãn. Việc các thảo nguyên phải trải qua nhiều đợt khô hạn liên tiếp có lẽ là động lực để các bộ lạc Mông Cổ nung nấu trong mình một khát vọng mở rộng lãnh thổ tranh giành nguồn tài nguyên sống.
Thảo nguyên rộng lớn của Mông Cổ bao la bát ngát nhưng không thể tránh khỏi thời tiết khắc nghiệt mang đến những đợt khô hạn liên tiếp. Cũng vì sự sinh tồn nên họ ôm trong mình mộng bành trướng lãnh thổ. Gieo rắc nỗi kinh hoàng và xây dựng một đế quốc hùng mạnh.
Bởi vì lãnh thổ không giáp biển, đất đai thổ nhưỡng không thích hợp cho trồng trọt nên họ chỉ có thể nuôi dưỡng gia súc. Hành trình của họ lang bạt khắp thảo nguyên này đến vùng đất nọ để tìm kiếm nguồn tài nguyên sống tốt hơn cho họ và đàn gia súc.
Ngoài gia súc ra thì lều chính là thứ tài sản quý giá còn lại của người dân du mục Mông Cổ. Những túp lều mang đặc trưng văn hóa truyền thống của người Mông Cổ được dựng lên từ khung gỗ đan hình lưới và những tấm vải bạt phủ quanh. Các chất liệu dựng lều khá nhẹ để phù hợp với hành trình di chuyển nay đây mai đó .
Không ngựa như chim không cánh
Người Mông Cổ từ xưa đã có một câu nói: “Một người Mông Cổ không ngựa như chim không cánh”.
Tiếng vó ngựa trên thảo nguên bao la chính là hình ảnh đại diện cho Mông Cổ. Bất kỳ dân du mục nào cũng được truyền dạy kỹ năng cưỡi ngựa, bắn cung từ nhỏ.
Ngựa Mông Cổ có sức khỏe tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Ngựa cũng chính là đôi chân hay đôi cánh để giúp người dân Mông Cổ di chuyển trên vùng đất bao la của họ.
Ngoài việc giúp ích rất nhiều cho đời sống của người dân du mục, ngựa còn mang đến một món đặc sản quý giá cho nơi đây. Rượu sữa ngựa hay “airag”, là sữa tươi của ngựa được ủ lên men rượu. Đây là môt thức uống rất giàu dinh dưỡng và độc đáo của đất nước Mông Cổ.
Trong những năm gần dây, dưới sức hút của cuộc sống hiện đại, số người dân theo hình thức du mục ở Mông Cổ giảm đi. Nhưng ý thức duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống trong họ vẫn rất mạnh mẽ. Nhờ vào ý thức giữ gìn vẻ đẹp đó mà Mông Cổ đến nay vẫn mang một nét đẹp cùng hấp dẫn rực rỡ với người dân thế giới.
Ngàn năm qua vẫn còn đó những con người mang nét phóng khoáng trên lưng ngựa tung vó lang bạt khắp thảo nguyên bao la bát ngát. Vẫn còn đó một Mông Cổ yêu du mục của Thiết Mộc Chân.
Tìm hiểu thêm thông tin về du lịch Mông Cổ tại ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI MÔNG CỔ.