Chùa Cầu Hội An

Cẩm nang du lịch Hội An từ A đến Z mới nhất năm 2020

Phố cổ Hội An hiện lên trong mắt lữ khách như một bức tranh mộc mạc, giản dị và nên thơ. Dù là ngày hay đêm, Hội An vẫn toát lên những vẻ đẹp lôi cuốn khác nhau. Bên cạnh những giá trị văn hoá qua kiến trúc quý giá, nơi đây vẫn còn lưu giữ được một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân cùng với các phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, những món ăn đặc sản… tất cả đã tạo nên một Hội An ngày một hấp dẫn hơn đối với các du khách thập phương. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẽ đến mọi người cẩm nang du lịch Hội An một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Cẩm nang du lịch Hội An 2020

1.Giới thiệu đôi nét về Hội An – Thành phố của những hoài cổ.

Đến với Hội An, mọi người sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, cùng với những bãi biển đẹp tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm. Hãy đến đây và hòa mình vào trong nhịp sống thoải mái, an nhàn của cư dân địa phương. Vào ngày rằm hàng tháng, cư dân nơi đây sẽ thả những đèn hoa đăng xuống sông, gió nhẹ đẩy đèn xuôi theo dòng nước, mang điều ước đi xa, với nguyện cầu mong tất cả thành sự thật. Ngoài ra du lịch đến với Hội An mọi người còn được tham gia các trò chơi độc đáo như: bài chòi, thi hát đối đáp, những trò chơi dân gian xưa ơi là xưa….

Du lịch Hội An tìm về quá khứ vàng son của thương cản lớn nhất Đông Nam Á
Du lịch Hội An tìm về quá khứ vàng son của thương cản lớn nhất Đông Nam Á

Đến đây mọi người sẽ có dịp đắm mình trong không gian văn hóa truyền thống tại các làng nghề xưa như làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều, làng mộc Kim Bồng… cùng với phong cách kiến trúc truyền thống, những các di tích quan trọng như miếu Quan Công, Hội Quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, hay Chùa Ông và nhà thờ tộc Trần, Hội An….

Nếu có cơ hội, đừng ngần ngại chọn Hội An làm điểm đến trong hành trình du lịch của mình nhé chắc chắn mọi người sẽ không phải hối hận. Hội An sẵn sàng làm say lòng bất kỳ du khách nào tới đây. Còn níu giữ tâm hồn những người con muốn tìm về các giá tri văn hóa Việt xưa.

2. Khí hậu – Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Hội An

Tại Hội An thời tiết được chia ra làm hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12. dù cho bạn đi du lịch Hội An vào mùa nào cũng có những điều thú vị rất riêng. Tuy nhiên, thời gian được nhận xét là lý tưởng nhất để thực hiện những chuyến đi Hội An là :

Tháng 2 đến tháng 4: thời tiết mát mẻ, dễ chịu và không có mưa.

Tháng 5 đến tháng 7: thời tiết lý tưởng để đi biển Cửa Đại, đảo Cù Lao Chàm và các bãi biển tại Đà Nẵng

Tháng 10 đến tháng 12: thời gian này ở Hội An đang là mùa mưa, những cơn mưa bất chợt sẽ làm chuyến đi của mọi người bị ngắt quãng, nhưng đây cũng là mùa nước sông Thu Bồn dâng cao, phố cổ ngập lụt,  đi lại bằng thuyền. Đây cũng là một trải nghiệm rất thú vị khi đến với Hội An.

Lưu ý: Nếu có thể mọi người nên đi du lịch Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Vào ngày này, phố cổ Hội An sẽ đồng loạt tắt đèn điện từ lúc 7-9h tối thay vào đó là những chiếc đèn lồng, diễn ra các lễ hội thả hoa đăng, hát dân gian…vô cùng thú vị.

3. Cách di chuyển đến Hội An

Máy bay

Di chuyển đến Hội An bằng phương tiện máy bay
Di chuyển đến Hội An bằng phương tiện máy bay

Hội An thuộc địa phận Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại nằm tại Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều đang cung cấp tuyến đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé rẻ, mọi người nên đặt trước trong khoảng 3 đến 6 tháng.

Các phương tiện di chuyển khác : Ô tô, tàu hỏa

Du lịch Hội An xuất phát từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến xe lửa đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam), giá vé sẽ dao động từ 400.000đ đến 1.200.000 VND tùy vào loại tàu và loại ghế. Mọi người sẽ mất từ 14 đến 20 tiếng để đi từ hai thành phố này đến Đà Nẵng bằng xe lửa.

Xe khách: tốn khoảng 400.000 tới 500.000 VND. Các nhà xe như Hoàng Long, Hlink, Mai Linh, Thuận Thảo. Thời gian di chuyển dự kiến là 18 đến 20 tiếng từ Hà Nội/Sài Gòn đến Đà Nẵng.

Vì điểm trung chuyển đến Hội An chủ yếu hiện nay là bến tàu và xe Đà Nẵng. Từ đó mọi người có thể bắt xe bus/taxi đi Hội An rất thuận tiện.

Nếu xuất phát từ hướng TP. HCM mọi người có thể chọn chuyến xe ra miền Bắc hoặc Đà Nẵng, sẽ đi ngang và dừng tại Hội An.

Đi từ hướng Hà Nội cũng có thể dùng tại ga Tam Kỳ (Quảng Nam) sau đó bắt xe đi Hội An.

Lưu ý: Từ thành phố Đà Nẵng di chuyển về Hội An bạn có hai cách:

+ Mọi người đi theo quốc lộ 1 về phía Nam một đoạn 27km đến đường Vĩnh Điện rồi sau đó rẽ trái đi thêm 10km là đến Hội An.

+ Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, xuất phát từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, rồi di vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đến Hội An khoảng 30km.

Phương tiện di chuyển tham quan khám phá ở Hội An

Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông cho mọi người lựa chọn như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô

Giá thuê xe máy từ 120.000 tới 150.000 VND/ngày.

Nhưng thú vị nhất khi đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp đi vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đẹp độc đáo nơi đây một cách chậm rãi. Giá thuê một chiếc xe đạp rất rẻ chỉ 30.000VND/ngày.

4. Du lịch Hội An thì ăn gì

Cao lầu – Món ăn chỉ có ở Hội An

Cao lầu tên gọi bắt nguồn từ cách ăn. Ngày xưa, người dân sinh sống tại phố cổ Hội An ăn món mì ấy ở trên lầu cao để tiện cho việc trông gánh hàng để dưới đường, vậy là từ đấy món mì sần sật, trộn với thịt, tóp mỡ, nước sốt và rau sống tươi… có tên gọi là Cao Lầu. Một bát Cao Lầu bán trên vỉa hè ở Hội An có giá từ 20 tới 25.000 VNĐ. Nhưng người duy nhất bán cao lầu ngon nổi tiếng nhất có thâm niên ở Hội An là bà Bé.

Cao lầu - Món ăn chỉ có ở Hội An
Cao lầu – Món ăn chỉ có ở Hội An

Cơm gà

Cơm gà Hội An
Cơm gà Hội An

Có nhiều người bán, nhưng Cơm gà bà Buội nằm ở số 26 Phan Chu Trinh và Cơm gà bà Minh là nổi tiếng xưa nay. Cơm gà bà Minh nằm ở đối diện cổng vào Sân vận động. Hoặc quán cơm gà ở hẻm Hoa Hồng trên đường Nhị Trưng, bán từ 14h đến khoảng 18h, cơm 15k-20k/dĩa. Đây là quán ngon, giá phải chăng.

Bánh mì Phượng nổi tiếng ngon nhất thế giới

Bánh mì Phượng
Bánh mì Phượng

Ngay tại Hội An có quán bánh mì được phóng viên du lịch BBC vinh danh là loại bánh mì ngon nhất thế giới – quán bánh mì Phượng. Hay bánh mì Madame Khánh thơm ngon mệnh danh là “Nữ hoàng bánh mì” trên trang đánh giá du lịch nổi tiếng Tripadvisor.com.

Mì quảng

Bất cứ đâu ở Hội An cũng thấy tiệm hay hàng gánh bán mì quảng. Nếu muốn ăn Mì quảng ngon thì mọi người nên ghé gánh hàng của vợ chồng ông Hai nằm ngay chợ vải Hội An. Gánh hàng của ông Hai bán từ 7h tối, rất đông khách đến thưởng thức. Ngoài ra mọi người có thể tới Quán Vạn Lộc đường Trần Phú.

Mì quảng Hội An
Mì quảng Hội An

5. Ở đâu khi du lịch Hội An

Do Hội An là thành phố du lịch, đặc biệt thu hút rất nhiều du khách nước ngoài nên Hội An có rất nhiều khách sạn tiện nghi, ngay trung tâm thành phố thì giá phòng sẽ khá cao, nhưng lại gần như luôn trong tình trạng cháy phòng. Nếu có dự dịnh đi du lịch Hội An nên đặt phòng trước khi đến ít nhất 2 tháng để có giá tốt. Vào mùa cao điểm du lịch, nếu mọi người đặt muộn có thể tìm phòng xa nằm khu trung tâm như đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần bến xe, đường Thái Phiên.

  • Nhà khách Thành phố số 01 Nguyễn Huệ
  • Khách sạn Phương Đông ở 42 Bà Triệu
  • Khách sạn 2 sao An Hội – 69 Nguyễn Phúc Chu (có bể bơi)
  • Golden Sand Resort dành cho những bạn nghỉ deluxe.
  • Khách sạn Green field có giá phòng dưới 500k, cung cấp có đầy đủ tiện nghi cơ bản như hồ bơi đẹp, phòng ốc thì sạch sẽ, rộng rãi, nhân viên phục vụ thì nhiệt tình, nhược điểm cảu khách sạn là nằm ở phố 423 Cửa Đại cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 3km. Giá cao hơn một chút thì có Khách sạn Southern & Villa, có hồ bơi được thiết kế sang trọng, phòng nơi đây thiết kế theo phong cách nhà vườn, biệt thự và cây cảnh. Đặc biệt nhà hàng trong khách sạn ở đây phục vụ đồ ăn cũng rất ngon, có đầy đủ các món ăn truyền thống đặc trưng của Phố Cổ.

6. Chơi gì khi đến Hội An

Nhà cổ Phùng Hưng: 04 Nguyễn Thị Minh Khai

Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của 8 thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Được xây dựng cách đây 200 năm qua và đây chính là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc Hội An.

Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng

Ngôi nhà cổ Phùng Hưng đã được xếp hạng nhất tại Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống mang giá trị văn hóa lịch sử cao vào năm 1985. Nơi đây là kiểu mẫu bởi vì vẫn giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu xây dựng và sự chăm sóc của cả đại gia đình.

Chùa Cầu – Ngôi chùa duy nhất tại Việt Nam không có phật

Chùa Cầu – ngôi chùa nhỏ được gắn kết vào sườn phía Bắc trên cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An có tổng chiều dài 18 m bao gồm 7 gian bằng gỗ, được vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối liền hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của Thành phố Hội An.

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An

Cầu có dáng hình uốn cong mềm mại, được trang trí nhiều họa tiết được chạm khắc tinh xảo. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín gần như cả cây cầu.

Cùng với Cầu Ngói Phát Diệm tại Ninh Bình và Cầu Ngói Thanh Toàn tại Thừa Thiên-Huế, Chùa Cầu Hội An là một trong 3 cây cầu lợp ngói nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

Nhà cổ Tấn Ký, tại 101 Nguyễn Thái Học

Ngôi nhà cổ Tấn Ký đã được xây dựng hơn 200 năm trước. Nằm tại trung tâm thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, ngôi nhà cổ này mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ và vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Không gian huyền ảo bên trong Nhà cổ Tấn Ký
Không gian huyền ảo bên trong Nhà cổ Tấn Ký

Đến hiện nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng những vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa dân tộc Hoa – Nhật – Việt rất phổ biến sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn rất tốt. Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên vinh dự được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận “Công trình Văn hoá” cùng 2 di tích khác của Hội An từ năm 1985.

Hội Quán Phước Kiến

Hội Quán Phước Kiến là nơi thờ thần, Tiền hiền và tụ hợp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ngày xưa.

Hội Quán Phước Kiến
Hội Quán Phước Kiến

Hội quán được thiết kế theo kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.Khu chính điện dùng để thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Thần Tài, Quan Thế Âm Bồ Tát, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Ngoài ra trong chùa còn có rất nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, cùng 14 bức hoành phi và rất nhiều hiện vật có giá trị khác.

Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ Hội An

Mỗi tháng một lần, vào ngày 14 âm lịch, phố cổ Hội An sẽ trở nên đẹp lộng lẫy hơn với lễ hội hoa đăng. Bắt đầu từ 16h, khắp các tuyến đường ven sông Hoài tại khu phố cổ sẽ cấm xe cộ lưu thông, và đến 18h tối, những dãy đèn lồng đã được thắp sáng thay cho đèn điện.

Trên sông, những chiếc đèn được làm theo hình dáng con vật khổng lồ hiện lên sáng rực rỡ, chiếc cầu nhỏ xinh được thắp sáng bởi rất nhiều đèn lồng lớn nhỏ. Du khách và người dân địa phương tập trung rất đông ở khu vực này với một trạng thái nhẹ nhàng và lãng mạn.

Lễ Hội Đêm Rằm Cả Phố Cổ Hội An như bùng cháy dưới ánh đèn lồng
Lễ Hội Đêm Rằm Cả Phố Cổ Hội An như bùng cháy dưới ánh đèn lồng

Trên đường, du khách rất hứng thú với lễ hội thả đèn hoa đăng. Đây là thông lệ của Hội An diễn ra từ nhiều năm nay, và không ít người du lịch đến đây với mục đích chính là tham gia đêm hội độc đáo này. Đèn hoa đăng được làm bằng giấy với nhiều màu sắc, có giá chỉ 2.500 tới 5000 đồng/chiếc được bày bán dọc theo đoạn sông trung tâm của phố.

7. Chọn mua gì làm quà khi du lịch Hội An

Lồng đèn

Những chiếc đèn lồng từ lâu đã trở thành hình ảnh đặc trưng của thành phố Hội An. Cấu tạo của sản phẩm thủ công này bao gồm hai phần. Khung đèn lồngđược làm được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, kim loại…sử dụng giấy, vải, lụa dùng để bọc ngoài khung. Với sự khéo léo của bàn tay nghệ nhân, lồng đèn được làm nhiều kiểu dáng, màu sắc cũng như hoa văn trang trí khác nhau. Giá cho một chiếc nhỏ là 15.000 đồng. Khu vực dọc bờ sông Hoài là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán nhất.

Lồng đèn quà chính là món quà lưu niệm lý tưởng cho bạn bè và người thân
Lồng đèn quà chính là món quà lưu niệm lý tưởng cho bạn bè và người thân

Lụa

Lụa tơ tằm được sản xuất tại Hội An có đặc điểm thoáng mát, nhẹ và mềm mại. Từ nguyên liệu đặc trưng, những cơ sở may mặc đã cho ra đời nhiều sản phẩm như túi, khăn, quần áo… với nhiều kiểu dáng và họa tiết tinh sảo, đa dạng. Ngoài  nhũng mặt hàng được làm sẵn, mọi  người cũng có thể tự đặt theo thiết kế riêng của bản than và nhận lại chỉ sau một ngày. Giá một chiếc khăn lụa trung bình là 150.000 đồng.

Lụa Hội An
Lụa Hội An

Con giống

Con giống là một sản phẩm thủ công được làm từ làng gốm Thanh Hà, Hội An. Tuy không có mẫu mã đa dạng nhưng đây vẫn được xem là đồ lưu niệm được đa số du khách ưa chuộng vì giá rẻ. Bạn có thể mua ba con nhỏ với giá chỉ 5.000 đồng.

Móc khóa

Tuy móc khóa không phải sản phẩm đặc trưng nhất nhưng bày bán rất nhiều nơi đây và mọi người có thể mua làm quà. Các cửa hàng bán đồ này tập trung chủ yếu gần chùa và nhà cổ. Giá một chiếc từ 5.000 đồng.

Thiệp nổi

Thiệp nổi Hội An không được bày bán trong những cửa hàng sang trọng mà tập trung chủ yếu trên vỉa hè. Đây là món đồ được yêu thích vì sự cầu kỳ và tinh tế của nó. Điều tạo nên sự đặc biệt của mỗi tấm thiệp là khi mở ra, đó chính là một mô hình giấy sẽ nổi lên vô cùng sống động. Mọi người có thể chọn nhiều mô hình khác nhau như chùa Cầu, hoa sen, con thuyền với giá trung bình 40.000 đồng/ tấm.

8. Những điều cần lưu khi đi du lịch đến Hội An

Người dân Hội An có tính dễ gần, thân thiện và vô cùng mến khách. Tuy nhiên khi du lịch đến đây, mọi người nên lưu ý một vài điều cơ bản để không làm mất đi nét đẹp vốn có của thành phố này. Dưới là một số lưu ý dành cho mọi người khi đi du lịch Hội An:

– Đến Hội An, khi tham quan khu vực di sản thì hãy mua vé tại quầy phục vụ. Trong tấm vé vừa mua sẽ có sẵn 12 ô để bạn tùy ý lựa chọn. Mỗi lượt mua vé được quyền tham quan 5 điểm tùy ý. Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An sẽ chỉ dẫn một cách tận tình trước khi chúng ta vào thăm khu di sản. Trường hợp đi theo đoàn với nhóm từ 8 người, sẽ có một hướng dẫn viên miễn phí thuyết trình trong 2 giờ đồng hồ. Một điều cần lưu ý là du khách nên giữ lại tấm vé đã mua để vào khu vực di sản vào bất cứ thời điểm nào.

– Khi vào tham quan khu di tích hoặc bảo tàng, mọi người nên chú ý lựa chọn phong cách ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Hạn chế việc chen lấn, xô đẩy hay lớn tiếng trong những khu vực đông người.

– Hội An cũng có những kiêng kỵ và hạn chế riêng. Nếu như bạn là người mở hàng đầu tiên của một gian hàng nào, nên mua một thứ gì đó, cho dù là nhỏ. Đặc biệt, trước khi  mua bất kỳ món đồ nào, nên thương lượng trước giá cả với người bán để tránh gặp phải mua hàng bị “hớ” hoặc “chặt chém” quá mức.

– Đến du lịch tại bất kỳ nơi nào, chắc chắn mọi người sẽ không tránh khỏi tình trạng bị chèo kéo mua hàng hay “mời mọc”, “xin xỏ”… Để tránh thì mọi người tuyệt đối không nghe theo những lời mời này.

Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin được chúng tôi tổng hợp trên bài viết sẽ giúp mọi người có thêm kinh nghiệm và lên kế hoạch tốt nhất cho chuyến du lịch khám phá Hội An sắp tới của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *