Nhắc đến đế quốc Mông Cổ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vị Kha Hãn vĩ đại nhất đã đưa Mông Cổ trở thành một đế chế hùng mạnh nhất lịch sử, Thành Cát Tư Hãn.
Table of Contents
Đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn
Trong cuộc đời của mình, vị vua vĩ đại nhất Mông Cổ này đã chinh phục gần 31 triệu km vuông lãnh thổ. Đây là một con số khổng lồ mà rất hiếm vị vua nào trong lịc sử làm được.
Sau khi ông thống nhất các bộ lạc, lập thành một đội quân quả cảm thiện chiến. Ông không những kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ con đường tơ lụa, mà còn nhờ vào con đường này đánh một đường viễn chinh mạnh mẽ xuyên qua cả châu Á và Âu. Tuy quá trình chinh phục tàn khốc của mình khiến hàng chục triệu người chết. Nhưng mặt khác, ông có những chính sách cai trị Mông Cổ rất hợp lý và có tầm nhìn xa.
Sau đây chính là những điều không phải ai cũng biết về vị tướng tài giỏi, chỉ với số quân đội nhỏ của mình đã thành lập cả một đế chế Mông Cổ, từng là ác mộng một thời.
Tên thật của Thành Cát Tư Hãn
Thật ra Thành Cát Tư Hãn có tên thật là Thiết Mộc Chân (Temujin), có nghĩa là sắc thép hoặc thợ rèn. Ông được sinh ra bên bờ sông Onon và khoảng 1162. Mãi đến sau khi ông được phong làm lãnh đạo trong mọt cuộc họp bộ lạc thì ông mới có cái tên gây nên sự khủng khiếp với nhiều quốc gia – Thành Cát Tư Hãn.
Hãn (Khan) là danh hiệu của người Mông Cổ dùng để chỉ “thủ lĩnh” hay “ người thống trị”.
Tuổi thơ dữ dội
Từ nhỏ, cuôc sống của Thành Cát Tư Hãn đã phải lao vào cuộc đấu tranh sinh tồn môt cách khắc nghiệt. Cha ông mất vì bị đối thủ đầu độc khi ông lên 9 tuổi, mẹ ông và 7 người con phải lưu lac mưu sinh bên ngoài.
Thời điểm bắt đầu cho một cuộc đời chinh chiến của ông chính là lúc ông bị bộ tộc đối thủ bắt làm nô lệ. Ông không cam chịu số phận và đã tiến hành một cuộc đào tẩu táo bạo khiến nhiều người phải nể phục. Từ đó ông từng bước khẳng định vị thế và bước đi trên con đường trở thành một chiến binh vĩ đại.
Dụng người tài để xây dựng đế quốc Mông Cổ
Đây là một yếu tố trọng đại trong sự nghiệp xây dựng của bất cứ vị vua nào không riêng đế quốc Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn rất giỏi trong việc phát hiện người tài. Ông thường trọng dụng và chiêu mộ người tài dựa trên thực lực và kinh nghiệm của họ hơn là quan trọng nguồn gốc, địa vị và đẳng cấp.
Dù cho trước đó có là kẻ địch đi chăng nữa, thì chỉ cần là người tài ông sẽ thu phục họ để làm việc cho mình mà không quan trọng những việc trước đó. Trong lịch sử có một vị tướng tài giỏi dưới trướng Thành Cát Tư Hãn mà trước đó chính là kẻ địch đã bắn tên suýt nữa khiến ông chết.
Tiêu diệt tận gốc những ai phá vỡ hiệp ước
Thành Cát Tư Hãn được mọi người biết đến với những trận chinh chiến đẫm máu. Nhưng thường thì trước khi ông muốn đánh một đất nước, ông sẽ trao cho đất nước đó cơ hôi quy phục ông trong hòa bình. Nhưng nếu không, ông cũng không ngai việc dùng gơm đao để tiêu diệt không thương tiếc những người nào dám chống lại ông.
Có một trận trả thù đẫm máu được lịch sử ghi lại thể hiện sự quyết tuyệt của ông, đó là đế chế Khwarezmid.
Lý do dẫn đến chiến tranh là vị vua của nước này sát hại sứ giả mà ông phái đến. Đến sau cơn thịnh nộ của thành Cát Tư Hãn đó là cả một đế chế với hàng triệu người bỏ mạng.
Hậu quả của chiến tranh là máu và nước mắt
Thực ra không ai chắc chắn được con số thương vong trong những năm Thành Cát Tư Hãn chinh phục Nam Bắc xây dựng đế chế của mình. Nhưng các nhà sử học đã ước tính số người chết khoảng 40 triệu người.
Các thống kê cho thấy dân số thời Trung Cổ của các nước bị vị Đại Hãn này chinh phục sụt giảm rất nhiều. Các nhà sử học ước tính, các cuộc tấn công của người Mông Cổ đã làm dân số thế giới lúc bấy giờ giảm đi 11 %.
Chính sách trị vì
Không giống như những vị vua khác, Thành Cát Tư Hãn xây dựng một đế quốc Mông Cổ có tư do tôn giáo. Bởi vì ông biết rằng, đời sống tâm linh chính là một yếu tố quyết định trong đời sống người dân của ông. Sự khoan dung đối với tôn giáo trong các lãnh thổ mà ông chinh phục được làm cho người dân khó lòng mà nổi loạn. Bởi nếu họ tự do trong tín ngưỡng, họ hạnh phúc thì họ không thể tìm đến chiến tranh.
Hình thành nên một hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên.
Thành Cát Tư Hãn đã rất sáng suốt trong việc nhận ra tầm quan trọng của mạng lưới thông tin. Sự mạnh mẽ của đế quốc Mông Cổ không chỉ thể hiện qua vó ngựa và những đường tên, mà ns còn thể hiên qua mạng lưới liên lạc rộng khắp.
Ông đã ra một sắc lệnh hình thành các trạm “Yam” liên lạc khắp nơi trên lãnh thổ của mình. Hệ thống liên lạc này chủ yếu là người và ngựa đưa tin. Nhưng xây dựng các trạm khắp nơi với hơn 50.000 con ngựa, để việc đưa tin thêm nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bí ẩn về cái chết của ông
Không ai biết ông chết như thế nào và được chôn ở đâu. Đây có lẽ là một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nhà sử học thế giới.
Cũng như những vị vua trị vì khác, cái chết và nơi yên nghỉ của ông luôn được giữ bí mật.
Người Mông Cổ lúc bấy giờ đã rất công phu trong việc giữ gìn bí mật về lăng mộ của ông. Có rất nhiều truyền thuyết về chuyện này, nhưng ý chính là trên đường đưa ông đi chôn cất ở một ngọn núi Mông Cổ, quân đôi của ông đã thảm sát tất cả những ai nhìn thấy. Đến nay, vẫn không một ai biết được nguyên nhân cái chết và nơi chôn cất ông ở đâu.