Đất nước Mông Cổ được thế giới biết đến trong lịch sử là đế chế hùng mạnh nhất bởi những điều phi thường mà họ làm chưa từng xuất hiện và cũng khó tái hiện một lần nữa trong tương lai. Cùng chúng tôi tìm hiểu điều gì làm nên một Đế chế Mông Cổ hùng mạnh nhất lịch sử trong bài viết này nhé!
Table of Contents
Đế chế Mông Cổ hùng mạnh nhất trong lịch sử
Tiềm lực quân sự
Trãi qua nhiều thập kỉ từ những vùng đất hoang tàn người Mông Cổ đã xây dựng nên một đế chế hùng mạnh bất khả chiến bại. Xét về dân số thì Mông Cổ chỉ là một nước nhỏ, nhưng cách đây hơn 800 năm trước họ đã làm rung chuyển thế giới, nhờ những vị thủ lĩnh xuất chúng với một đạo kỵ binh thiện chiến giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và có tầm nhìn thay đổi thế giới.
Mông Cổ xây dựng lực lượng quân đội của mình rất chuyên nghiệp, sáng tạo và luôn học hỏi cái mới. Những tướng quân thời đó là những kỹ sư bậc thầy, áp dụng triệt để mọi công nghệ từng xuất hiện trong lịch sử loài người, trong khi những đế chế khác vẫn đang cố chấp và không chặt chẽ liên kết trong chiến đấu.
Người Mông Cổ nổi tiếng sử dụng những chiến thuật chiến đấu hiệu quả. Binh lính của họ được rèn luyện qua nhiều trận chiến từ quy mô nhỏ đến lớn. Đội quân Mông Cổ hùng mạnh nhất trong thời kỳ lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn thậm chí còn được đánh giá cao hơn chiến tích của các chỉ huy nổi tiếng như Alexander Đại Đế hay Hannibal Barca thời Cộng hòa La Mã.
Lối đánh của người Mông Cổ đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả thua rồi đột ngột tấn công lại. Cả hai chiến thuật nhằm làm cho hàng ngũ địch mất tinh thần, rối loạn.
Nhiều tướng lĩnh của Đông Âu đã thất trận trước chiến thuật thứ hai. Sự phối hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã tạo nên nhiều chiến thắng huy hoàng cho vùng đất cao nguyên này.
Người Mông Cổ sử dụng đa dang về vũ khí. Họ chế tạo ra kiếm lưỡi cong giúp binh lính dễ dàng xử lý khi chiến đấu trên lưng ngựa cũng như trên bộ. Bên cạnh kiếm thì chùy, búa, dao găm và đặc biệt là cung tên cũng được sử dụng phổ biến.
Trong sử sách, khả năng sáng tạo và sử dụng tên bắn của người Mông Cổ đã được công nhận hàng đầu thế giới. Mông Cổ nổi tiếng với loại tên còi (một loại mũi tên rỗng tạo ra âm thanh như tiếng huýt), chủ yếu được người thủ lĩnh sử dụng để ra hiệu trong trận chiến.
Tôn giáo, văn hóa của Đế Chế Mông Cổ.
Người Mông Cổ bình đẳng với hầu hết tôn giáo, điển hình là sự bảo trợ cho nhiều tôn giáo cùng một lúc. Thời kỳ Thành Cát Tư Hãn cai trị, hầu như mọi tôn giáo đều có những người cải đạo, từ Phật giáo tới Cơ đốc giáo và từ Minh giáo tới Hồi giáo.
Để tránh sự xung đột, Thành Cát Tư Hãn đã thành lập một thể chế tự do tôn giáo hoàn toàn, mặc dù bản thân ông là người theo đạo Shaman (tôn giáo phổ biến vào cuối chế độ thị tộc, với sự xuất hiện của các Shaman còn gọi là pháp sư mang nhiệm vụ “kết nối” con người với các thế lực siêu nhiên). Dưới thời của ông, tất cả các lãnh đạo tôn giáo đều không phải trả thuế và phí dịch vụ công cộng.
Về văn học, tác phẩm lâu đời nhất còn tồn tại là Mông Cổ bí sử, được viết vào năm 1227. Đây là tư liệu quan trọng nhất về cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn, bao gồm nguồn gốc và thời thơ ấu của ông, thông qua việc thành lập Đế quốc Mông Cổ và sự trị vì của con trai thứ ba của ông là Oa Khoát Đài.
Bên cạnh đó còn có một tác phẩm kinh điển khác của đế quốc Mông Cổ là Jami’al-tawarikh (Sử tập), được biên soạn dưới hình thức tài liệu lịch sử nhằm thiết lập di sản văn hóa riêng của người Mông Cổ. Cùng hàng trăm trang minh họa, cuốn sách được biết đến là một trong những văn bản lịch sử đầu tiên của thế giới.
Nền kinh tế của Đế Chế Mông Cổ.
Người Mông Cổ có lối sống du mục, gần gũi với thiên nhiên và thường không sống cố định ở khu vực nào. Vì có những khác biệt đặc trưng nên hệ thống liên lạc giữa các bộ lạc hay giữa mọi người với nhau cũng nét độc đáo.
Hệ thống bưu chính của Mông Cổ cũ có tên gọi là Yam, có nghĩa là “trạm kiểm soát”. Người đưa thư phải di chuyển đến 40 km giữa 2 trạm kế tiếp nhau. Sau đó người này được nhận ngựa mới đã được nghỉ ngơi hoặc trao thư đó cho người tiếp theo để đảm bảo tốc độ chuyển thư nhanh nhất. Vào một thời điểm, trên toàn diện tích Mông Cổ có khoảng 1.400 trạm như thế với hơn 50.000 con ngựa được sử dụng để chuyển thư.
Với sự sụp đổ nhà Đường của Trung Quốc, con đường tơ lụa mất đi vị thế không còn là khu vực trao đổi hàng hóa tấp nập như trước. Nhưng với sự hùng mạnh của Đế quốc Nguyên Mông, một lần nữa nó được hồi sinh và thịnh vượng trở lại.
Người Mông Cổ có mức thu nhập rất lớn từ con đường huyền thoại này, phần lớn lộ phí đều rơi vào túi tiền của họ. Thành Cát Tư Hãn không chỉ dùng con đường này để giao thương đến châu Âu mà còn sử dụng nó để chinh phục thế giới. Trong thời gian cai trị của ngài tuyến đường quan trọng này, đã đưa ra những chính sách phù hợp để duy trì và kích thích phát triển thương mại giữa hai đại lục Á – Âu.