chứng minh tài chính du học

Chứng minh tài chính du học cần chuẩn bị những giấy tờ nào?

Hiện nay, ngày càng nhiều người muốn ra nước ngoài học tập để tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến và hiện đại hơn. Thế nhưng, thủ tục xin visa, nhất là yêu cầu chứng minh tài chính lại làm không ít du học sinh phải đau đầu, lo lắng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về các giấy tờ cần có để hoàn thiện hồ sơ chứng minh tài chính du học nhé.

 

chứng minh tài chính du học

Mục đích của chứng minh tài chính du học là gì?

Các quốc gia trên thế giới, nhất là những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ,… luôn quan ngại về tình trạng ngày càng nhiều người lợi dụng lý do du học để lao động chui, làm thêm quá số giờ quy định hay định cư bất hợp pháp ở nước họ. Chính vì nguyên nhân ấy mà các cơ quan lãnh sự mới yêu cầu bạn chứng minh tài chính du học.

Khi chứng minh tài chính, bạn thể hiện được với bên Đại sứ quán/Lãnh sự quán rằng gia đình hay bản thân có đủ khả năng tài chính để bạn có thể hoàn toàn tập trung vào đúng mục đích lúc xin visa là học tập thật tốt. Tài chính vững mạnh cũng thể hiện bạn không dùng cớ du học để qua nước họ kiếm tiền, định cư trái phép hay có ý định nào khác.

 

chứng minh tài chính du học

Chứng minh tài chính du học cần có các giấy tờ nào?

Thông thường, chứng minh tài chính du học cần bạn cung cấp những giấy tờ theo quy định để cơ quan lãnh sự đánh giá được khả năng tài chính của gia đình bạn. Hồ sơ chứng minh tài chính gồm sổ tiết kiệm, hồ sơ chứng minh thu nhập và tài sản.

Sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm thực chất là một loại tài sản. Trên góc độ Đại sứ quán/Lãnh sự quán, họ cần xem xét các tài khoản có tính thanh khoản cao. Mà tiền mặt chính là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Nhưng việc yêu cầu người xin visa mang tiền mặt lên để kiểm tra là chuyện bất khả thi. Và giải pháp cho vấn đề này là sổ tiết kiệm. Sổ tiết kiệm được ngân hàng xác nhận và có tính thanh khoản chỉ kém tiền mặt. Vì vậy mà các đại sứ quán, cơ quan lãnh sự các quốc gia đưa ra yêu cầu chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm. Hồ sơ ở phần này chỉ đơn giản là gồm sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư.

 

Sổ tiết kiệm

Số dư trong sổ phải đủ để bạn chi trả cho ít nhất 1-2 năm đầu học ở nước ngoài. Trong đó bao gồm học phí và chi phí sinh hoạt. Bạn nên mở sổ từ 3 đến 6 tháng cho chắc.

Không thiếu những trường hợp vay mượn tiền người thân để mở sổ tiết kiệm, lấy xác nhận số dư rồi tất toán ngay sau đó. Làm vậy cũng không thành vấn đề. Nhưng nếu cơ quan lãnh sự yêu cầu bổ sung số dư thời điểm mới nhất hay nộp sổ tiết kiệm gốc thì thật gay go. Vì lúc này bạn đã không còn sổ tiết kiệm nữa. Ngân hàng lại càng không cấp giấy xác nhận số dư bởi sổ tiết kiệm đã tất toán. Sổ gốc đã đóng dấu tất toán và cất vào kho quỹ không thể lấy ra được nữa. Tình trạng như này đến 99% trượt visa, còn lại 1% có lẽ là may mắn. Rút kinh nghiệm từ việc này, an toàn hơn cả là bạn phải duy trì sổ tiết kiệm từ ngày mở, qua thời điểm nộp hồ sơ cho đến lúc nhận kết quả.

Hồ sơ chứng minh thu nhập

Hồ sơ chứng minh thu nhập thể hiện thu nhập hàng tháng, hàng quý và hàng năm của gia đình. Và đây cũng là nguồn gốc tích luỹ cho sổ tiết kiệm, tài sản,…

Các nguồn thu nhập Đại sứ quán/Lãnh sự quán chấp thuận

Thu nhập từ lương

  • Hợp đồng lao động, Quyết định bổ nhiệm (nếu có)
  • Bảng lương/Xác nhận lương/Sao kê lương

Thu nhập từ hộ kinh doanh hộ gia đình

  • Giấy phép kinh doanh/Xác nhận kinh doanh của địa phương
  • Chứng từ nộp thuế (thuế môn bài, thuế tháng hay thuế khoán)
  • Giấy giải trình thu nhập

Thu nhập từ việc cho thuê tài sản

  • Sổ đỏ, sổ hồng hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản
  • Chứng từ chứng minh việc thanh toán tiền thuê (nếu có)
  • Hợp đồng cho thuê tài sản có thể công chứng hoặc không. Tuy vậy, nếu không công chứng, bạn nên chuẩn bị tinh thần giải đáp thắc mắc trong trường hợp đại sứ quán hỏi.

Thu nhập từ việc góp vốn kinh doanh hay sở hữu công ty riêng

  • Giấy phép kinh doanh
  • Báo cáo tài chính, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Hợp đồng kinh tế
  • Giấy nộp tiền vào kho bạc Nhà nước
  • Giấy xác nhận góp vốn, cổ phần, chia lợi tức

Các nguồn thu nhập khác

Có vô số ngành nghề, công việc mà bạn không thể chứng minh thu nhập được như trồng trọt, lái xe tư nhân, chăn nuôi,… Bạn hoàn toàn có thể giải trình thu nhập của mình nhưng phải có lý lẽ và bằng chứng đủ sức thuyết phục.

Có nhất thiết phải có thu nhập cao thì mới tốt không? Điều này không nhất định, chỉ cần bạn có thu nhập hàng tháng đủ để tích luỹ số tiền trong sổ tiết kiệm sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt là được.

Tài sản (của bạn, gia đình hay người bảo trợ)

Bạn đưa ra càng nhiều chứng cứ thì độ tin cậy, thuyết phục càng cao. Những giấy tờ như sổ hồng, sổ đỏ, cổ phần, cổ phiếu, xe hơi,… sẽ thể hiện được tiềm lực tài chính gia đình và củng cố thêm cho hồ sơ du học của bạn. Hiển nhiên những giấy tờ này chỉ dùng nhằm mục đích khẳng định khả năng tài chính của bạn chứ không phải để chi trả cho quá trình bạn du học.

 

Sổ hồng và sổ đỏ
Sổ hồng và sổ đỏ

 

Cavet xe ô tô
Cavet xe ô tô

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được một số thông tin hữu ích về việc chứng minh tài chính du học. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Đại Sứ Quán Việt Nam tại Mông Cổ để cập nhật nhiều tin tức khác nhé!

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *