Bài chòi được biết đến là loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng của miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch. Vào năm 2003, UNESCO đã chính thức công nhận Nghệ thuật Bài chòi của Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về trò chơi nhân gian độc đáo của miền trung ” Bài chòi Hội An“.
Bài chòi Hội An – Trò chơi dân gian độc đáo của miền trung Việt Nam
1. Đôi nét về Bài Chòi Hội An
Mỗi dịp Tết Nguyên đán đến, người dân miền Trung lại rộn ràng bện tranh dựng chòi, kê ván chuẩn bị cho ngày lễ Hội bài chòi truyền thống. Tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, bài chòi được diễn xướng mỗi đêm, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.
Nhà thiết kế đồ hoạ Tú Ngô sau khi được xem biểu diễn bài chòi, đã có mong muốn được làm một dự án về đến loại hình nghệ thuật nhân gian này, và anh ta đã nảy ra ý tưởng vẽ lại Bài Chòi dưới hình thức mới mẻ hơn, với mong muốn sẽ thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ mọi người và khiến họ thích thú và tìm hiểu nhiều hơn.
Bài chòi có cách chơi tương tự như lô tô có 32 tấm thẻ bài và trò chơi diễn ra trong một chiếc chòi làm bằng tre lợp tranh, thường được tổ chức vào ngày mồng 1 Tết cho đến ngày khai hạ mồng 7.
Bài chòi phổ biến và là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với những người lao động Hội An. Vào mỗi dịp lễ Tết về, ở vùng nông thôn rất phổ biến loại hình trò chơi này. Có thể nói hô hát bài chòi đầu xuân chính là một nét văn hoá truyền thống dân gian đặc sắc, riêng biệt và mang tính đặc trưng của vùng đất cũng như con người xứ Quảng.
Trò chơi được bắt đầu khi anh Hiệu người mặc áo dài khăn đóng chỉnh tề cất tiếng cất giọng hò một bài lục bát hay song thất lục bát bằng chất giọng rặt phương ngữ tiếng Quảng.
Bộ bài chòi truyền thống sẽ có 30 con, được chia làm ba pho, gọi là pho Văn, pho Vạn, pho Sách; mỗi pho tương ứng 9 con bài và một con bài Yêu (ba còn bài Yêu sẽ lần lượt có tên là: Ông Ầm, Thái Tử, Bạch Huê).
Con bài làm bằng giấy bời, có hình chữ nhật kích thước là 2 x 8,5cm, in một mặt đồ án biểu trưng cho con bài và lưng phết màu đỏ sẫm.
Cái thú vị trong bài chòi không chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà ý nghĩa của trò chơi anỳ còn vươn xa hơn loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian: là nơi để mọi người trổ tài vừa biểu diễn, vừa hát hò, đối đáp; là nơi gặp gỡ của bà con làng trên xóm dưới…và còn đặc biệt hơn cả là vào dịp đầu xuân, là nơi nam thanh, nữ tú đến gặp gỡ, tìm hiểu và trao duyên với nhau.
- Một số hình ảnh liên quan tới trò chơi bài chòi Hội An :
Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật Bài Chòi. Nếu có cơ hội du lịch đến Hội An đừng bỏ qua việc khám phá trò chơi nhân gian đặc trưng của miền Trung Bộ Việt Nam này nhé.