Nền âm nhạc Mông Cổ mang hơi hướng văn hóa đặc trưng của người dân du mục Mông Cổ, gắn liền với nhiều tộ người, với đồi núi, thảo nguyên, sa mạc. Thông qua âm nhạc, người Mông Cổ mang đến cho người nghe những khác biệt văn hóa của họ, những mong muốn cũng như niềm vui trong cuộc sống du mục của mình.
Table of Contents
Khuuchir
Khuuchir là một nhạc cụ dây, được người Trung Quốc gọi là “Nhạc cụ Mông Cổ” hoặc “Huk’in” còn ở Việt Nam chúng ta gọi là đàn nhị, đàn Líu. Dụng cụ đàn này ngày trước được người dân du mục dùng da rắn và đuôi ngựa làm thành. Các Khuuchir có hình môt chiếc hộp nhỏ phía dưới, hộp nhỏ này được làm bằng tre, gỗ hoặc đồng, được bao phủ một lớp da rắn và mỡ phía dưới. Cần đàn gắn 4 dây tơ mỏng, cung đàn được làm từ lông đuôi ngựa.
Cũng chính vì cuộc sống người dân du mục nơi đây gắn liền với muôn thú nên âm nhạc Mông Cổ cũng được hình thành từ những chất liệu gần gũi với họ nhất.
Đàn tam thập lục hộp
Tam thập lục chính là chỉ đàn có 13 dây đôi. Đàn tam thập lục hộp còn gọi là đàn Ximbalum, có dây đàn được đánh với hai thanh gỗ có một thùng đàn bằng gỗ màu đen được trang trí khá lộng lẫy. Loại nhạc cụ này người dân thành phố rất quen thuộc.
Bishguur
Đây là một là một nhạc cụ hơi trong làn âm nhạc Mông Cổ. Kèn Bishguur còn được người Mông Cổ gọi là kèn vỏ, loai kèn này được làm bằng kim loại và đa dạng về trang trí.
Shudraga
Đàn Shudraga hay còn được gọi là Shanz, loại đàn này có thân gỗ hình bầu dục, cần dài và điều đặc biệt là được phủ da rắn trên cả hai mặt và sử dụng miếng gảy làm bằng sừng. Cần đàn được gắn 3 dây cố định, các tông không tạo được tiếng vang lớn nên từng nốt nhạc phải được đánh nhiều lần.
Yatga
Yatga cũng là một loại đàn đàn tam thập lục, nhưng đặc biệt là tam thập lục nửa ống với ngựa đàn di chuyển. Loại đàn này là một khối hộp, bề mặt lồi và uốn cong về phía cuối. Âm thanh của đàn khá mềm mại và chủ yếu được sử dụng tại tòa án hay trong các tu viện. Ở Mông Cổ, loại đàn này là một nhạc cụ được coi như bất khả xâm phạm, có nhiều ràng buộc và cấm kỵ.
Đối với nhạc Mông Cổ, những loại đàn này được phân biệt với nhau bằng hộp cộng hưởng hoặc thân đàn rỗng mà âm thanh được khuếch đại. Người Mông Cổ truyền thống chơi ba loại đàn tam thập lục,
Lavai
Lavai là một loại nhạc cụ được người Mông Cổ xem là bùa may mắn. Loại nhạc cụ này có hình dạng xoắn từ đầu bên trái sang phải với vỏ màu trắng, miệng đươc làm từ đồng thau. Vốn dĩ nó được xem như biểu tượng may mắn vì theo truyền thuyết Lama, loại nhạc cụ này được Đức Phật tạo ra như một món quà tặng cho Long Vương.
Morin Khuur
Đây là một loại nhạc cụ hai dây điển hình của người Mông Cổ. Thân và cần đàn được chạm khắc độc đáo, đầu đàn được khắc thành đầu ngựa. Dây đàn được làm bằng gân hươu hoặc gân cừu núi sấy khô. Cây cung chơi với đàn được làm từ liễu và lông đuôi ngựa, được phủ một lớp nhựa thông hoặc gỗ tuyết tùng.
Đây là một loại nhạc cụ phổ biến và tiêu biểu cho văn hóa du mục của người Mông Cổ. Đàn có âm thanh như violon hay cello tạo nên vẻ trầm ấm và yên bình cho dòng nhạc Mông Cổ trên thảo nguyên bao la.
Damar
Damar là một loại trống nhỏ được làm bằng gỗ, bên ngoài được bọc bằng da. Ở giữa trống có một cuộn dây làm bằng lụa có hai nút gắn liền với dây, khi di chuyển qua lại hai nút này sẽ nhấn trên da kéo dài của trống.
Limbe
Đây là một loại nhạc cụ gần giống như sáo, dùng để đệm hát hoặc đôi khi là độc tấu. Chất liệu làm nên loại nhạc cụ này là tre hoặc gỗ, nhưng hiện nay chủ yếu được làm bằng nhựa.
Nó có chiều dài khoảng 64 cm với 9 lỗ. Loại nhạc cụ này phát ra âm thanh phản ánh những gì được nghe thấy trong tự nhiên, các âm thanh của môi trường tự nhiên.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản về các loại nhạc cụ tạo nên âm nhạc Mông Cổ độc đáo. Nếu bạn có một chuyến đi du lịch đến Mông Cổ, ngoài tìm hiểu những cảnh quan thiên nhiên nơi đây, bạn hãy thưởng thức những nét chấm phá độc đáo trong văn hóa đời sống du mục của người dân Mông Cổ thông qua những âm thanh nhạc Mông Cổ vang vọng trên thảo nguyên bao la nhé.
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về du lịch Mông Cổ tại ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI MÔNG CỔ